Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ và cách phòng tránh

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây đột quỵ. Các nghiên cứu đưa ra thống kê có tới 80% người bị đột quỵ do tăng huyết áp. Việc kiểm soát tốt huyết áp cũng như các yếu tố gây đột quỵ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Vì sao tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ?
Tăng huyết áp khiến áp lực của dòng máu lên thành mạch lớn, làm thành mạch tổn thương và bị giãn dần ra. Tổn thương này khiến mạch máu dễ vỡ hoặc bị tắc nghẽn. Một số tác động khác cũng có thể gây đột quỵ như: Người trên 50 tuổi có tiền sử huyết áp cao, do mạch máu bị tổn thương trong thời gian dài cộng với tình trạng lão hóa do tuổi tác các mảng xơ vữa lòng mạch máu, sự hình thành cục máu đông, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, nghiện thuốc lá, nghiện rượu hay thường xuyên căng thẳng đều có thể dẫn tới đột quỵ.

Triệu chứng của đột quỵ
Người tăng huyết áp thường có biểu hiện đau đầu, dễ gặp tình trạng choáng, tê nửa người, thường xuyên ngáp vì thiếu oxy… đây là những biểu hiện của đột quỵ. Từ những triệu chứng này, nếu không được phát hiện sớm các biểu hiện bệnh sẽ ngày một trầm trọng hơn như nhức đầu gia tăng, chóng mặt, đi đứng mất phương hướng, chân tay yếu, miệng nói không tròn chữ, nhân trung lệch khi nói…


Đau đầu biểu hiện của tăng huyết áp, đột quỵ

Đột quỵ xảy ra đột ngột nên người bệnh và người nhà bệnh nhân khó kiểm soát nhất là với những trường hợp xảy ra vào ban đêm do không được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên người bệnh thường ở trạng thái nguy kịch.

Nguyên tắc sơ cứu
Khi phát hiện ra người có biểu hiện đột quỵ người nhà cần chú ý:
     -   Gọi xe cấp cứu ngay khi phát hiện người bị đột quỵ.
-      Nới lỏng quần áo người bệnh, để người bệnh nằm trên bề mặt phẳng, cho kê cao đầu và nên để người bệnh ở tư thế nằm nghiêng để tránh sặc cũng như giúp chất nhầy, đàm ở cổ dễ chảy ra ngoài không gây tắc đường thở.
-       Quan sát bệnh nhân còn tỉnh hay đã mê man.
-       Trấn an bệnh nhân giúp họ bình tĩnh, nhắc bệnh nhân hít sâu và thở ra chậm.
-      Nếu người bệnh có tình trạng ói mửa cần móc hết dịch trong miệng bệnh nhân ra.
-      Trường hợp bệnh nhân ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.
-      Không được cho người bệnh ăn hay uống trong lúc này, không sử dụng thuốc cho bệnh nhân thời điểm đó.
-        Không cạo gió, bấm huyệt hay di chuyển bệnh nhân không đúng cách.
-        Nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Phòng ngừa đột quỵ ở người tăng huyết áp
- Người có tiền sử tăng huyết áp cần được sử dụng thuốc điều trị và thăm khám định kỳ. Những người có bệnh lý là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như tiểu đường, mỡ máu cũng cần kiểm soát bệnh tốt.
- Chú ý nhiệt độ môi trường để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên tắm nước quá lạnh hay tắm nơi nhiều gió.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa xơ vữa và giảm tăng huyết áp. Nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh và ăn cá thay thịt, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế tinh bột và đường muối.
- Kiêng rượu bia, thuốc lá, không sử dụng các đồ uống có cồn, gas hay các chất gây kích thích dễ làm huyết áp tăng cao gây nguy hiểm.
- Tham gia tập thể dục đều đặn mỗi ngày phù hợp với sức khỏe mỗi người.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên an toàn trong hỗ trợ phòng và điều trị đột quỵ, ổn định huyết áp. Xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để ổn định huyết áp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não. Đặc biệt là sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học. Điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Nattospes. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai... Kết quả đều cho thấy, Nattospes giúp giảm đông máu, ổn định huyết áp, cải thiện sức cơ và di chứng tốt, dự phòng tai biến tương đương với aspirin, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng

Năm 2015, Nattospes đã vinh dự nhận được giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015” do “ Hội khoa học và công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam” trao tặng.
Khi bạn có triệu chứng tăng huyết áp hãy gọi 0437757066 - 08.39770707 để được hỗ trợ tư vấn điều trị bệnh hoặc truy cập trang web: http://benhtanghuyetap.vn/ để biết thêm thông tin.
 Phương Thảo

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

3 biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não



Người bị tai biến mạch máu não thường gặp các biến chứng nguy hiểm như liệt, rối loạn ngôn ngữ, đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn thần kinh… Các biến chứng này khiến người bệnh phải hoàn toàn phụ thuộc vào người thân trong chăm sóc hàng ngày. Dưới đây là 3 biến chứng nguy hiểm với người tai biến.

1. Biến chứng của tai biến mạch máu não gây rối loạn ngôn ngữ

Tai biến mạch máu não xảy ra khiến người bị nói ngọng, nói méo tiếng và rất khó nghe, thậm chí họ gặp khó khăn khi muốn diễn đạt ý của mình. Trường hợp nặng có thể bị cấm khẩu, người bị bệnh mất khả năng giao tiếp với người thân và cộng đồng, chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng từ đó người bệnh có cảm giác tự ti, khó hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
Rối loạn ngôn ngữ cũng là dấu hiệu ban đầu để nhận biết người bị tai biến mạch máu não. Dựa vào dấu hiệu này người nhà hoặc bác sĩ có thể có nhận định ban đầu về tình trạng bệnh, từ đó có hướng xử lí đúng để giảm những biến chứng nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

2. Đại tiểu tiện không tự chủ

Khi bị tai biến mạch máu não rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn dẫn đến chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Hoạt động của bàng quang, hậu môn được điều khiển bởi hệ thống thần kinh nhưng khi hệ thống thần kinh bị rối loạn nên tình trạng đại tiểu tiện của người bệnh không kiểm soát được. Khi người bệnh không tự chủ trong vấn đề này cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ của người nhà, đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt cho người bệnh, tránh viêm nhiễm nhưng cũng chú ý tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

3. Biến chứng gây liệt nửa người

Một trong những biến chứng nặng nề nhất của tai biến mạch máu não là liệt nửa người. Người bệnh không vận động được, phải nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt phụ thuộc vào chăm sóc của người thân. Khả năng phục hồi bệnh mất khá nhiều thời gian và chỉ khoảng 10% bệnh nhân có thể phục hồi do bệnh nhân được cấp cứu kịp thời hoặc bị tai biến nhẹ.

 Tai biến mạch máu não gây biến chứng nguy hiểm
Khi phải nằm lâu một chỗ, bệnh nhân rất dễ bị các vết loét da do tỳ đè. Các vết loét da thường xuất hiện ở vùng lưng, đùi và mông. Các vết loét này gây nhiễm trùng và nguy cơ hoại tử cao, nên người chăm sóc cần chú ý cứ vài giờ cần thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân.
Việc điều trị khắc phục biến chứng và phòng tai biến tái phát được bác sĩ và người nhà đặc biệt chú ý. Khi có biến chứng xảy ra người nhà cần kết hợp với bác sĩ để giúp bệnh nhân điều trị có hiệu quả. Việc điều trị chủ yếu tại nhà nên người chăm sóc bệnh nhân tai biến cần có một số kỹ năng để giúp bệnh nhân vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân, ăn uống, tập luyện, cho bệnh nhân dùng đúng thuốc, đúng giờ…

Khắc phục di chứng bệnh tai biến mạch máu não từ thiên nhiên
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên an toàn, hỗ trợ phòng và điều trị tai biến mạch máu não được ưu tiên sử dụng. Đặc biệt là sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học. Điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Nattospes. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai... Kết quả đều cho thấy, Nattospes giúp giảm đông máu, ổn định huyết áp, cải thiện sức cơ và di chứng tốt, dự phòng tai biến tương đương với aspirin, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng

Liên tiếp năm 2014-2015 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 - 08.39770707
Truy cập trang web: http://dotquynao.com để biết thêm thông tin.

Vũ Hồng




Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

5 cách dùng tỏi điều trị tăng huyết áp hiệu quả

Tỏi có tác dụng điều trị tăng huyết áp, giảm mỡ máu, chống oxy hóa. Có nhiều cách chế biến tỏi khác nhau, tùy vào sở thích sử dụng của mỗi người mà có thể chế biến nhiều cách khác nhau sau đây:
1.      Tỏi ngâm rượu trị tăng huyết áp
Tỏi ngâm rượu khá đa dạng với các cách khác nhau như giã nát tỏi cho ngâm với rượu, tỏi sau bóc vỏ rửa sạch để nguyên đem ngâm với rượu hoặc tỏi bóc vỏ thái lát nhỏ ngâm cùng rượu. Cách làm từng loại như sau:
-         Tỏi giã nát ngâm rượu: Lấy 20-30g tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch để khô nước rồi đem giã nát, ngâm với 100ml rượu trắng đựng trong bình bịt kín miệng, sau một tuần đến 10 ngày có thể đem ra dùng. Mỗi lần dùng từ 20-30ml, ngày dùng 2 lần, uống trực tiếp giúp ổn định huyết áp, điều trị tăng huyết áp.
-         Tỏi bóc vỏ ngâm đường phèn và rượu: Tỏi đem bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào lọ, cứ rải đều 1 lớp tỏi thì cho 1 lớp đường phèn đã đập giập, đến khi đầy khoảng 7/10 bình thì cho rượu trắng ngập, đậy kín sau một tháng có thể mang ra dùng. Mỗi lần dùng từ 20-30ml, ngày uống 2 lần.
-         Tỏi thái lát ngâm rượu trắng 45 độ: Tỏi bóc sạch được khoảng 50g đem rửa sạch, để khô nước thì đem thái lát mỏng sau đó cho vào bình và đổ rượu trắng 45 độ ngâm, vài ngày lại đem ra lắc đều, ngâm khoảng 10 ngày thì dùng được. Mỗi ngày dùng 1 thìa cà phê, uống vào trước khi ăn sáng và tối trước khi đi ngủ.
2.      Tỏi tươi
Dùng tỏi ăn trực tiếp hàng ngày hoặc chế biến với đồ ăn phù hợp. Mỗi ngày chỉ cần ăn 2 -3 tép tỏi có thể giúp huyết áp ổn định, phòng tránh mỡ máu hiệu quả. Cách này dễ sử dụng nhất nhưng lại dễ để lại mùi khó chịu sau khi ăn, nên ít người áp dụng được thường xuyên.


Tỏi điều trị tăng huyết áp hiệu quả
3.      Tỏi ngâm giấm hoặc ngâm đường
Lấy 50g tỏi bóc vỏ đem ngâm với 100ml giấm gạo để khoảng 1 tháng dùng là tốt nhất. Khi tỏi được ngâm trong môi trường acid của giấm sẽ tăng tác dụng của tỏi lên nhiều lần.
Tỏi ngâm đường làm có vẻ cầu kỳ hơn: Khi tỏi được bóc vỏ rửa sạch thì ngâm nước trong 1 tuần, thay nước liền trong mỗi ngày đó. Sau đó đem tỏi ngâm muối rồi để ráo nước cho vào lọ đã pha đường với nước đun sôi để nguội ngâm tròn 1 tháng thì bỏ ra dùng.
4.      Chế biến trà tỏi
Tỏi đã bóc vỏ từ 15-20g, thảo quyết minh 10g, sơn tra 25-30g. Cho thảo quyết minh và sơn tra nấu nước sôi. Tỏi thái lát sau đó cho vào hãm với nước vừa đun của 2 thảo dược trên, hãm khoảng 20 phút là uống được. Loại trà tỏi kết hợp với thảo dược này có tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ máu, hỗ trợ tiêu hóa và chống béo phì.
5.      Chế biến siro tỏi
Có thể dùng tỏi trắng hoặc tỏi tím đều cho tác dụng tốt trong điều trị tăng huyết áp. Dùng tỏi giã nát đem ngâm với đường, giấm trong bình kín, ngâm khoảng 10 ngày có thể mang ra sử dụng. Ngày uống 2 lấn mỗi lấn từ 10-15ml.
Cách khác có thể dùng nước tỏi pha với nước trà tươi và siro đường, sử dụng hàng ngày mỗi lần khoảng 10-15ml.
Đây là một trong những biện pháp sử dụng tỏi một gia vị cũng là vị thuốc từ thảo dược an toàn trong hỗ trợ điều trị bệnh. Đây chính là xu thế chung của Việt Nam và thế giới trong ngành chăm sóc sức khỏe. Ngoài áp dụng các cách chế biến từ tỏi để điều trị tăng huyết áp, giảm mỡ máu, phòng đột quỵ, người bệnh có thể sử dụng Nattospes. Việc sử dụng Nattospes tiện lợi, an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Nattospes giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn bệnh tái phát, đẩy lùi di chứng của đột quỵ.

Nattospes vinh dự nhận giải thưởng
Liên tiếp năm 2014-2015 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Khi bạn có những triệu chứng của tăng huyết áp hãy gọi 0437757066 - 0839770707 để được tư vấn hỗ trợ về bệnh.
Vũ Phương

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Chữa trúng phong, cao huyết áp với vị thuốc câu đằng

Câu đằng là loại dây leo được sử dụng làm vị thuốc vì có tính hàn, vị lại ngọt dễ sử dụng. Nó tác dụng vào kinh tâm và kinh can, có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, chữa đau đầu, hoa mắt, hạ huyết áp, trừ phong, trúng phong… Khi kết hợp câu đằng với một số vị thuốc khác nó tạo ra các bài thuốc điều trị nhiều bệnh khác nhau. 
 
Bài viết dưới đây xin nói về tác dụng chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt và chữa trúng phong, liệt thần kinh.

Chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt
Bài 1: Câu đằng 15g; bạch thược, địa long mỗi thứ 12g; trân châu, đại hoàng mỗi thứ 9g; trúc lịch 25ml. Sắc uống, chia 2 lần/ngày.
Bài 2: Câu đằng 12g, dây hà thủ ô tươi 24g. Sắc uống trong ngày.
Chú ý: Khi sắc thuốc gần được mới cho câu đằng vào để cho sôi 1 – 2 phút, trào lên là được.

Trong câu đằng có hoạt chất rhynchophyllin, đây là chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm giãn các mạch máu ngoại vi do đó tốt cho người bị cao huyết áp, người bị trúng phong. Hoạt chất này có hàm lượng lớn nhất ở câu đằng, chiếm gần 30%.

Câu đằng hiệu quả tốt với người cao huyết áp, trúng phong

Chữa tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
Các bài thuốc dưới đây có thể kết hợp câu đằng với các vị thuốc như cam thảo, quế chi, cúc hoa, thảo quyết minh, hạ khô thảo, phục linh, ích mẫu, đỗ trọng, hoàng cầm, sa sâm… tạo ra nhiều bài thuốc, mỗi người bệnh có thể chọn một trong những bài thuốc sau với những vị thuốc thảo dược dễ kiếm, dễ tận dụng nếu sẵn có.
Bài 1: Câu đằng 10g; xuyên khung 5g; quế chi 3g; cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 2: Câu đằng 10g; lá dâu, cúc hoa vàng, hạ khô thảo, thảo quyết minh mỗi vị 8g. Sao vàng, sắc uống chia 2 lần/ngày.
Hiện nay, để phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não, nhiều bác sĩ và bệnh nhân tăng huyết áp đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đã được khẳng định qua những nghiên cứu khoa học mà đi đầu là thực phẩm chức năng Nattospes. Với thành phần chính là enzym nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men giúp làm giảm độ nhớt, độ dính của máu, ổn định huyết áp, Nattospes có tác dụng phòng ngừa tai biến mạch máu não ở bệnh nhân tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị, cải thiện di chứng của bệnh và ngăn chặn tái phát. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện TƯ Quân đội 108, bệnh viện Quân y 103,… và đều cho kết quả tốt với bệnh nhân tai biến mạch máu não. Trong đó, nghiên cứu tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 do GS.TS Nguyễn Văn Thông thực hiện trên 64 bệnh nhân tai biến mạch máu não, chia thành 2 nhóm: nhóm sử dụng Nattospes và nhóm điều trị bằng aspirin. Kết quả cho thấy, Nattospes có hiệu quả tương đương với aspirin, dự phòng tai biến: cải thiện, phục hồi khả năng nhận thức, vận động, tái hòa nhập xã hội của bệnh nhân.
Nattospes vinh dự nhận giải thưởng

Sản phẩm vừa nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Mai Hà

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Các bệnh lý và các thuốc là nguyên nhân tăng huyết áp

Nguyên nhân tăng huyết áp do ảnh hưởng của các bệnh lý và việc sử dụng các nhóm thuốc điều trị bệnh khác nhau. Về các bệnh lý với huyết áp có thể tác động qua lại khiến bệnh trầm trọng hơn và huyết áp cũng gia tăng. Do đó người mắc bệnh ngoài điều trị bệnh cần kiểm soát tốt huyết áp. 
 
Các bệnh lý gây tăng huyết áp
1.      Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường gây xơ vữa thành mạch, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp được coi là nguyên nhân tăng huyết áp. 2 bệnh lý này có ảnh hưởng xấu đến nhau khiến sức khỏe người mắc suy giảm hơn. Huyết áp cao không gây ra tiểu đường nhưng lại làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường dẫn đến các biến chứng của bệnh xảy ra nhanh và khó điều trị
2.      Bệnh thận: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến huyết áp tăng. Thận được coi là bộ máy lọc của cơ thể, chỉ cần một biến đổi nhỏ cũng gây ảnh hưởng lên toàn bộ các cơ quan khác và gây biến động huyết áp. Các bệnh lý về thận đều tác động trực tiếp đến huyết áp và ngược lại huyết áp tăng cũng ảnh hưởng chức năng thận. Do vậy khi điều trị 2 bệnh này nếu mắc cần điều trị đồng thời và kiểm soát tốt để giảm những nguy cơ, biến chứng xấu cho người bệnh.

Các bệnh lý tại thận sẽ khiến huyết áp tăng
3.      Hẹp động mạch chủ bẩm sinh gây tăng huyết áp. Đây là một bệnh lý bẩm sinh có tỉ lệ mắc từ 5-8%. Tùy mức độ hẹp động mạch chủ mà tình trạng huyết áp bị ảnh hưởng khác nhau. Bệnh có thể can thiệp qua phẫu thuật sau khi thăm khám cụ thể. Nhưng không phải trường hợp nào cũng cải thiện được như mong muốn.
4.      Rối loạn nội tiết: Bệnh lý tuyến giáp, u thượng thận, hội chứng Cushing cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Các thuốc gây tăng huyết áp

Việc sử dụng các thuốc sau đây sẽ khiến huyết áp của bạn tăng lên, do đó khi có tiền sử về huyết áp cao hay việc sử dụng chúng khiến huyết áp bạn cần điều trị thì hãy thông báo cho bác sĩ điều trị ngay để được điều chỉnh thuốc hợp lí. 
  1. Các thuốc corticoid.
  2. Thuốc giảm đau chống viêm không streroid.
  3. Các thuốc chứa thành phần pseudoephedrine gây co mạch.
  4. Thuốc tránh thai.  
Các bệnh lý trên gây tăng huyết áp, cũng là nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Để ổn định huyết áp, phòng chống tai biến, hiện nay các bác sĩ khuyên bệnh nhân sử dụng dòng sản phẩm tự nhiên, không gây tác dụng phụ giúp ổn định huyết áp, dự phòng tai biến do tiểu đường và bệnh ký mạch máu gây ra… Nattospes được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn cho kết quả khả quan trong giúp huyết áp ổn định, hỗ trợ phòng và điều trị tai biến, giúp khắc phục các di chứng tai biến để lại. 
 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng
Vinh dự cho Nattospes luôn là sản phẩm yêu thích của người tiêu dùng. Sản phẩm liên tục đạt giải thưởng sản phẩm chất lượng vì sức khỏe cộng đồng do người tiêu dùng bình chọn và Hiệp hội thực phẩm chứ năng tao tặng.
Thanh Mai

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Có nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và tiền sử bệnh lý mà bác sĩ sẽ có chỉ dẫn về việc sử dụng thuốc khác nhau. Dưới đây là các nhóm thuốc tiêu biểu trong điều trị tăng huyết áp.
Nhóm thuốc lợi tiểu
Gồm có hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren… Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị cao huyết áp nhẹ, dùng phối hợp với thuốc khác khi bệnh cao huyếp áp nặng thêm.
Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương
Gồm có reserpin, methyldopa, clonidin… Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.
Nhóm thuốc chẹn beta
Gồm có propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, atenolol… Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng thuốc cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.
Thuốc huyết áp cần uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Nhóm thuốc đối kháng canxi
Gồm có nifedipin, nicardipin, amlodipin, felidipin, isradipin, verapamil, diltiazem… Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển
Gồm có captopril, enalapril, benazepril, lisinopril…, cơ chế của thuốc là ức chế một enzyme có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme, viết tắt ACE). Chính nhờ men chuyển angiotensic xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp (THA).
Nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế tức làm cho không hoạt động được sẽ không sinh ra angiotensin II, sẽ có hiện tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Là thuốc được chọn khi người bị kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta). Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan.
Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II
Thuốc đầu tiên được dùng là losartan, sau đó là các thuốc irbesartan, candesartan, valsartan. Nhóm thuốc mới này có tác dụng hạ huyết áp, đưa huyết áp về trị số bình thường tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển. Đặc biệt, tác dụng hạ huyết áp của chúng tốt hơn nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid.
Lợi điểm của thuốc nhóm này là do không trực tiếp ức chế men chuyển nên gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển hay không gây phù như thuốc đối kháng canxi. Tác dụng phụ có thể gặp là gây chóng mặt, hoặc rất hiếm là gây tiêu chảy. Chống chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với thuốc.
Các thuốc điều trị tăng huyết áp trên đều có chung tác dụng là đưa huyết áp cao về mức ổn định, giúp người bệnh khỏe mạnh và tránh được nguy cơ đột quỵ, nhưng cơ chế của chúng thì khác nhau do đó đối tượng người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, chỉ dẫn rõ.

Nhóm sản phẩm tự nhiên hỗ trợ điều trị tăng huyết áp 
Xu thế chung hiện nay là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ do huyết áp cao gây ra. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm như: Nattospes, hạ áp Ích Nhân, hạ áp Nam Lạng... trong đó Nattospes đặc biệt được bệnh nhân tin tưởng và được các bác sĩ khuyên dùng cho người bị tăng huyết áp. Nattospes được chiết xuất từ đậu tương lên men giúp ổn định huyết áp, bền thành mạch, ngừa xơ vữa, làm tan cục máu đông, phòng và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả. Sản phẩm được khẳng định qua các nghiên cứu tại những bệnh viện hàng đầu Việt Nam như bệnh viện quân y 103, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108 cho hiệu quả tốt với người bị huyết áp tăng và người đang điều trị tai biến phục hồi.
Nattospes vinh dự nhận giải thưởng

Sản phẩm vừa nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Việt Thanh

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Phác đồ điều trị tăng huyết áp theo y học cổ truyền

Tăng huyết áp theo y học cổ truyền thuộc các chứng bệnh sau: Đầu thống (đau đầu), Huyễn vựng (hoa mắt chóng mặt), Thất miên ( mất ngủ).
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây tăng huyết áp theo YHCT là do rối loạn công năng các tạng như Tâm, Can, Thận gây nên. Công năng các tạng này mất điều hòa, âm dương mất cân bằng, không điều hòa được huyết áp làm cho huyết áp tăng và gây nên những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mất ngủ….. Chính những triệu chứng này làm cho người bệnh luôn mệt mỏi, huyết áp không được ổn định và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống rất nhiều.
2. Phác đồ điều trị tăng huyết áp bằng YHCT
Theo phác đồ điều trị tăng huyết áp bằng YHCT chủ yếu dùng các vị thuốc bắc, thuốc nam kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống để đưa huyết áp về mức ổn định cho phép mà không cần dùng đến thuốc tây.
Trong đông y có nhiều bài thuốc điều trị tăng hyết áp như “Thiên ma câu dằng ẩm”, “Long đởm tả can thang”…Trong đó có bài “Giáng áp hợp tễ”- đây là bài thuốc nổi tiếng trong cuốn “Thiên gia diệu phương” về điều trị tăng huyết áp. Bài thuốc này có tác dụng điều hòa công năng các tạng Tâm, Can, Thận. Vì vậy giúp cho huyết áp hạ xuống dần và ổn định không bị dao động. Đồng thời có các vị thuốc có tác dụng an thần và làm giảm đau đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Giúp cho bệnh nhân ngủ được, tinh thần thư thái, không còn chóng mặt ù tai, đau đầu và hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc tây.
Đặc biệt, vị Địa long trong bài “Giáng áp hợp tễ”có tác dụng làm tan và ngăn ngừa cục máu đông trong lòng mạch, đã được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh tác dụng. Enzym Fibrinolytic trong vị Địa Long có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi Fibrinogen- tác nhân chính gắn kết các thành phần của máu hình thành cục máu đông trong lòng mạch, góp phần ngăn ngừa tối đa tai biến và những biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tăng huyết áp.



 Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men
Nattokinase: Là một Enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn truyền thống Natto của Nhật Bản – một phương thuốc dân gian phòng, chữa các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não.
Năm 1980, bác sỹ Hyroyuki Sumi – Trường Đại học Chicago đã tình cờ đánh rơi Natto vào cục máu đông nhân tạo trong đĩa Petri ở 370C (xấp xỉ nhiệt độ cơ thể). Gặp Natto, cục máu đông tan dần và tan hoàn toàn sau 18 giờ. Ông đã đặt tên cho Enzyme khám phá được là Nattokinase. Nattokinase được công nhận với tác dụng tiêu sợi huyết mạnh của nó, có thể làm tan các cục máu nguy hiểm, không có tác dụng phụ.
Nghiên cứu của Trường Cao đẳng Y Miyazaki và Đại học Kurashiki năm 1995 đã khẳng định Nattokinase là chất ức chế Enzym biến đổi angiotensin (ACE) – tác nhân làm cho lòng mạch máu bị hẹp lại và gây tăng huyết áp. Nattokinase ức chế ACE nên giúp giảm huyết áp.
Khi kết hợp Địa long và Nattokinase: Tác dụng hạ huyết áp cùng khả năng phá tan cục máu đông của Địa long khi được kết hợp với công dụng hữu hiệu phòng ngừa, phá tan cục máu đông và giảm huyết áp của Nattokinase sẽ giúp nhân đôi hiệu quả ngăn ngừa các tai biến nguy hiểm của tăng huyết áp.
Tại Việt Nam Nattokinase có trong sản phẩm Nattospes hỗ trổn định huyết áp, làm tan cục máu đông, tăng cường sức khỏe...

Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai... Kết quả đều cho thấy, Nattospes giúp giảm đông máu, ổn định huyết áp, cải thiện sức cơ và di chứng tốt, dự phòng tai biến tương đương với thuốc chống kết tập tiểu cầu, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
                             Nattospes vinh dự nhận giải thưởng

Liên tiếp năm 2014-2015 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Kim Anh

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Điều trị và chế độ ăn uống cho người mắc cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm có thể gây đột quỵ. Việc điều trị tùy đối tượng mà có biện pháp khắc phục khác nhau và chế độ ăn hỗ trợ trong điều trị bệnh có hiệu quả rõ rệt.

Điều trị cao huyết áp

Những người cao huyết áp khi điều trị bệnh nên chú ý dinh dưỡng và sinh hoạt:

- Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.
- Nên ăn nhạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
- Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…
- Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.
- Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
- Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.
- Bỏ hẳn hút thuốc lá.
- Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.
- Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

-   Cần tây: Dùng loại càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ nhiệt.
-   Cải cúc: Có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và thanh nhiệt, đặc biệt cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều.
 Trái cây và rau xanh tốt cho người bị huyết áp cao
-   Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và ổn định huyết áp trong giới hạn bình thường.
-   Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ nhiệt. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
-    Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn gặp ở những người bị mắc bệnh lý này và các bệnh lý tim mạch khác.
-   Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.
-   Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm bệnh hiệu quả. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
-   Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị bệnh này vào mùa hè – thu.
-   Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bệnh. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
-   Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hãy uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì bệnh ổn định ở mức bình thường.
-   Đậu Hà Lan và đậu xanh: là loại thực phẩm rất có lợi cho người bệnh. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống bệnh.
-   Táo: là loại táo to nhập từ các nước châu Âu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, bạn nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen… đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Người bệnh  nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…
-   Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị bệnh này, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và bền thành mạch. Mỗi ngày, bạn nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Dựa trên món ăn truyền thống của người Nhật Bản, các nhà khoa học đã đã tìm ra enzym Nattokinase có tác dụng ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Tại Việt Nam Nattokinase có trong sản phẩm Nattospes. Đây là sản phẩm giúp ngăn chặn và phá được các cục máu đông - tác nhân cơ bản gây đột quỵ. Sản phẩm giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn bệnh tái phát, đẩy lùi di chứng của đột quỵ.
Nattospes vinh dự nhận giải thưởng

Sản phẩm được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn hàng đầu của Việt Nam như: bệnh viện 103, bệnh viện 108, bệnh viện y học cổ truyền Bạch Mai cho kết quả khả quan trong hỗ trợ điều trị tai biến.

Liên tiếp năm 2014-2015 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Ngọc Minh